5 Giới trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo



Năm giới tức là năm phép thực tập chánh niệm,
biểu hiện được một cách cụ thể giáo lý Tứ đế và Bát chánh đạo. Ý thức về KHỔ ĐẾ do TÂP ĐẾ gây ra Nguyện thực tâp ĐẠO ĐẾ để đưa đến DIỆT ĐẾ. Trích từ sách Làng Mai Nhìn Núi Thứu Các Định đề giáo lý Làng Mai trong Video này. 2. Về phương diện Tích Môn: tất cả các pháp đều là hữu vi. Về phương diện Bản Môn: tất cả các pháp đều là vô vi. 16. Bốn diệu đế đều là hữu vi; Bốn diệu đế đều là vô vi. 10. Ba pháp ấn là Vô thường, Vô ngã và Niết Bàn. Có thể nói tới 4 pháp ấn hay 5 pháp ấn nếu trong đó có pháp ấn Niết Bàn. 11. Niệm, định, tuệ là sự thực tập nồng cốt để đi đến giải thoát. 12. Giới cũng là Niệm. 25. Khổ lạc tương tức; phiền não và bồ đề đều có tính chất hữu cơ. 27. Vì phiền não và bồ đề đều có tính hữu cơ, nên sự thực tập cần được liên tục để mang tới chuyển hóa và giữ không cho đoạ lạc. Luân hồi là sự tiếp nối: Cái đẹp và cái lành cần được tiếp nối càng lâu dài càng tốt; cái xấu và cái dở cần được chuyển hóa để đừng tiếp tục; rác phải được sử dụng để nuôi hoa. 17. Diệu đế thứ ba có thể được gọi là Lạc đế. 19. Nên nhìn tập đế là con đường của Bát Tà Đạo. Nguyên do sinh tử luân hồi không phải chỉ là ham muốn. 39. Duyên, thọ, uẩn, xứ, giới, thức...có thể được trình bày dưới nhiều mô thức khác nhau. Các mô thức này không nhất thiết phải chống đối nhau. 40. Các giáo lý vô thường, vô ngã, duyên khởi, không, vô tướng, vô tác, niệm , định, tuệ, v.v... là trái tim tuệ giác đạo Bụt, có thể đi đôi với tinh thần khoa học, đối thoại, hướng dẫn gợi ý và nâng đỡ cho khoa học. Khoa học hiện đại cần vượt cho được nhị thủ; nhà khoa học cần luyện tập để phát triển hơn nữa khả năng trực giác của mình.



Nhận xét