Nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ


Giới thiệu tổng quát các quan niệm về nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ, thế giới. 
- Theo thần thoại Hy Lạp 
- Triết học cổ đại Trung Hoa 
- Thuyết Big bang 
- Kinh thánh 
- Phật giáo Duy thức:
5 thuyết này đều có chung một cách trình bày là vũ trụ từ một cái "tuyệt đối bất khả tư nghì" mà ra. Thế giới mà chúng ta thấy là sự "vọng đọng" của tâm thức trong cơ chế "nhị nguyên". Bên cạnh đó có một quan niệm khác cũng vô cùng hấp dẫn và khó lý giải là có phải vũ trụ và mọi loài kể cả con người chỉ là giả lập, chúng ta bị lập trình bởi một thế lực nào đó, ý tưởng này được dựng thành phim Ma trận matrix: "chọn giữa hai viên thuốc Morpheus đưa ra: một viên xanh và một viên đỏ. Nếu uống viên màu xanh, Neo sẽ quay trở lại cuộc sống bình yên êm đềm, còn nếu uống viên màu đỏ, anh sẽ biết được mọi sự thật đằng sau cuộc sống này.

THẦN THOẠI HY LẠP
Chaos: Tiếng Hy Lạp: χάος khaos: Hỗn mang
là khoảng không vô cùng vô tận, trống rỗng. là nơi sinh ra các hành tinh và vô tận vũ trụ.
Chaos sinh ra :
Gaia: nữ thần Đất Mẹ:Mẹ của trần gian, của muôn loài, tổ tiên của vạn vật
Chaos còn sản sinh tiếp những vị thần khác: 
Tartarus địa ngục
Erebus bóng tối
Nyx đêm tối
Eros ái tình và dục vọng
Gaia sinhra :
Uranus (bầu trời đầy sao)
Pontus (biển cả)
Ourea (núi đồi hoang sơ)

Gaia và Uranus sinh ra các vị thần khổng lồ Titans 6 nam và 6 nữ
- Thế giới và vũ trụ được xem như những vị thần ssoosng động mà không phải mô tả như vật chất
- Đất mẹ sinh ra bầu trời.

CỔ ĐẠI TRUNG HOA
Vô cực sinh Thái cực
(HỖN NGUYÊN NHẤT KHÍ)
Thái cực (太極) miêu tả tính toàn thể không hề phân chia của trạng thái hoàn toàn sơ khai, tiềm năng vô tận, không có bắt đầu, không có kết thúc.
THÁI CỰC sinh LƯỠNG NGHI
LƯỠNG NGHI sinh TỨ TƯỢNG
TỨ TƯỢNG sinh BÁT QUÁI

ĐẠO ĐỨC KINH
Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; 
tên mà có thể đặt ra để gọi thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.
“Không”, là gọi cái bản thủy của trời đất; 
 “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật.
Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó; 
tự thường đặt vào chỗ “có” là để xét cái [dụng] vô biên của nó.
Hai cái đó [không và có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu.
Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kì diệu.

BIG BANG: 13.8 Tỉ năm trước
ĐIỂM KÌ DỊ:
Không không gian. Không thời gian. Trạng thái mật độ và nhiệt độ cao
Điểm kì dị bùng nổ. Vũ trụ hình thành và dãn nở. Có không gian, thời gian, vật chất
- Điểm kì dị ở đâu mà có
- Không gian ngoài điểm kì dị là gì
- Nguyên nhân gây vụ nổ

THÁNH KINH
Đức Chúa Trời (Thượng đế, Tạo hóa)
N1: Sự sáng là ngày; sự tối là đêm. 
N2: Làm nên khoảng không là trời
N3: chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển.Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả
N4: Mặt trời, mặt trăng, sao 
N5: Cá nước, chim trời
N6: Súc vật, thú rừng, côn trùng và Loài người như hình Ngài
N7: Nghỉ các công việc dựng nên Và làm xong rồi.

PHẬT GIÁO DUY THỨC
Tàng Thức: Không sinh không diệt. Không thiện không ác
Chuyển thức: Biểu hiện từ Tàng thức
Thế giói hiện tượng: DUYÊN SINH

“Những biểu tượng ngã, pháp
Tuy hiện hành nhiều cách
Đều do thức chuyển hiện”

Vì thức đủ hạt giống
Nên chuyển hiện mọi cách
Nhờ sức triển chuyển ấy
Mọi thứ phân biệt sanh

Kinh pháp ấn
Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến .Tại sao thế? 
Vì tự tính của Không không có vị trí trong không gian, không có hình tướng, không thể khái niệm được,chưa bao giờ từng sinh khởi, tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt. 
Vì thoát ly đượcmọi sự nắm bắt nên nó bao hàm được tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biệt.

Nhận xét