Ý THỨC LÀ GÌ? dưới góc độ SINH HỌC



Ý THỨC hình thành
trong lịch sử phát triển SỰ SỐNG

Ý thức là gì? là một trong những câu hỏi lớn nhất trong tự nhiên, về cốt lõi, ý thức là những gì cho phép chúng ta nhận thức được cả môi trường bên ngoài lẫn trạng thái bên trong của chính chúng ta.
Nhưng suy nghĩ về ý thức thường đưa chúng ta đi lòng vòng.

Ngay lúc này đây bạn có thể nhận ra ý thức là gì. Nó đấy! Nó chính là những gì bạn đang trải nghiệm tại đây ngay bây giờ. Nhưng một khi chúng ta cố gắng xác định ý thức là gì, nó khiến chúng ta chẳng nắm bắt được gì cả. Không chỉ chúng ta mà các nhà triết học, khoa học đang đấu tranh để xác định ý thức trong nhiều trường phái và quan điểm khác nhau, nhưng chẳng có ai thỏa mãn được đáp án.

Thật đáng ngại khi nhận ra rằng:
chúng ta không hiểu điều gì đã làm chúng ta nhận thức được chính bản thân và thế giới.

Các nhà khoa học thần kinh não bộ thì đặt câu hỏi:
“Làm thế nào mà những hoạt động vi tính của các tế bào thần kinh trong thế giới khách quan lại làm phát sinh ra được cái tâm thức chủ quan của con người?”

Trong thế giới này, giống như hầu hết những gì làm chúng ta là con người, ý thức đã phát triển từ các hình thức kém phức tạp hơn và như là một sản phẩm của quá trình tiến hóa bằng cách chọn lọc tự nhiên.

Bước đầu tiên trên con đường này là vô thức, cho đến ý thức cơ bản và cuối cùng đó là ý thức phức tạp cao cấp mà con người chúng ta tận hưởng ngày hôm nay.

Hãy lấy một hòn đá, hầu như mọi người đều đồng thuận rằng nó không có ý thức, nhưng không phải ai cũng đồng ý với điều này, một số cho rằng cụ đá có sự sống và ý thức bên trong  tuy nhiên khó có căn cứ cho giả định như vậy vì đá không thể hiện hành vi trong cuộc sống (it nhất là như cách ta biết). Đời sống nội tâm của chúng không được chứng minh và chưa thể chứng minh được.

Hãy lấymột điểm khở đầu phổ biến hơn là đối với sinh vật sống. Một sinh vật sống hay một cá thể là một phần của vũ trụ có khả năng tự duy trì và sinh sản, và để làm được như vậy nó cần năng lượng và đây chính là lúc mà khả năng nhận thức về thế giới trở nên vô cùng thiết thực.

Chức năng đầu tiên của ý thức có lẽ là hướng một sinh vật di động thiếu năng lượng đế một nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Trên quy mô nhỏ của sự sống, chúng không cần phải tìm thức ăn. Như vi khuẩn Trichoplax là một trong số những động vật đơn giản nhất di chuyển xung quanh một cách ngẫu nhiên. Nó chậm lại khi có thức ăn và tăng tốc khi thiếu thức ăn, điều này có hiệu quả cao và khiến các sinh vật nhỏ bé như vậy dành nhiều thời gian ở  những nơi có thức ăn hơn nơi không có. Nhưng nó không bao giờ di chuyển theo một hướng cụ thể, tới một nơi cụ thể và không cần ý thức về môi trường xung quanh nó.

Bước quan trọng đầu tiên đối với ý thức có lẽ là một sinh vật di động bắt đầu tự di chuyển, và di chuyển có hướng, hướng tới những gì tốt cho chúng như thực phẩm và tránh xa những thứ kém tốt hơn thứ mà coi nó là đồ ăn chẳng hạn.

Trương hợp giun Girardia tigrina chẳng hạn, đôi khi nó đói, đôi khi không, điều này có nghĩa là con giun không chỉ đơn giản là phản ứng tự động theo môi trường bên ngoài mà hành động của nó phụ thuộc vào trạng thái sinh lí bên trong của chính nó, như cảm thấy đói hay cảm thấy an toàn. Khi nó vừa ăn xong nó hoạt động ít hơn, nhưng khi đói nó sẽ di chuyển tới những thứ ngon miệng. Nó sử dụng các chất hóa học trên đầu để ngửi môi trường và hướng dẫn nó theo hướng mùi đồ ăn mạnh nhất. Sau khi tìm và ăn một bữa ăn con giun quay lại nơi trú ẩn tối để tiêu hóa an toàn cho đến khi nó đói lại.

Còn những động vật mù khứu giác vẫn không có mục  tiêu cụ thể trong tầm nhìn, chúng vẫn thiếu ý thức về nơi chúng đang hướng đến. Vì vậy bước tiếp theo trên nất thang của ý thức là thêm một số nhận thức về khoảng cách và tầm nhìn. Tầm nhìn giúp tăng thêm bối cảnh và chiều sâu cho thế giới của chúng ta, với tầm nhìn ta cảm nhận được không gian, nó bổ sung một khía cạnh hoàn toàn mới cho nhận thức, và là một bước tiến lớn đối với ý thức, một bộ máy quang học như mắt cho phép ta hình dung mục tiêu của mình và tập trung vào nó. Nhưng ngay cả gia đoạn này một sinh vật chỉ có thể đuổi theo thức ăn của mình miễn là nhìn thấy nó.

Vì vậy bước hợp lý tiếp theo xảy ra là khả năng hình dung sự tồn tại của thức ăn trong khi thức ăn không có ở đấy, như một sinh vật có thể hình dung thức ăn của mình trong thế giới của nó, và tiếp tục tiềm kiếm thức ăn ngay cả khi không có sự cảm nhận. Bởi vì sự hiện diện của thức ăn vẫn trong thế giới của chúng, chúng vẫn tập trung vào thức ăn và mong muốn có được. Vậy là giờ đây sinh vật tồn tại trong một thế giới mà nó có thể cảm nhận,và khả năng ghi nhớ mọi thứ đã phát hiện.

Một hiện tượng khác liên quan gọi là "sự tồn tại của đối tượng", điều này mô tả rằng trong nhận thức của chúng ta mọi thứ vẫn tồn tại ngay cả khi ta không nhìn thấy chúng. Trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển khả năng này trong vòng thời gian tám tháng tuổi. Trong khi gà con khả năng này được thể hiện trong khoảng một hoặc hai ngày sau khi nở. Khả năng nghi nhớ một thứ khi không nhìn thấy nó đã tạo nên một cảm giác về thời gian. Cảm giác về thời gian là một bước tiến lớn trên thang ý thức. Đã cho phép sinh vật nhìn từ thời điểm hiện tại và dự đoán tương lai.

Khi sự cảm nhận về tương lai xuất hiện các sinh vật  bắt đầu biết  giấu và lưu trử thức ăn cho ngày mai hay trước sự tìm tàng của những kẻ tranh giành khác, và chúng cũng bắt đầu nhận thức về kẻ khác, có thể đọc được suy nghĩ của đồng loại. Chúng nhận thức và nhìn nhận thế giới từ những quan niệm khác biệt của chúng.

Ngôn ngữ hình thành có khả năng nói lên suy nghĩ và đại diện cho những thứ ở một cấp độ mới, từ ngữ cho phép chúng ta xây dựng các giả thuyết về thế giới, lập kế hoạch chi tết và để giao tiếp với mọi người. Từ ngữ cho phép chúng ta suy nghĩ về bản thân và vị trí chúng ta trong vũ trụ và thậm chí về chính ý thức của chính chúng ta.

Vậy nguồn gốc của ý thức là gì, có lẽ nó bắt đầu từ sự di chuyển có hướng của một sinh vật đang đói về phía nguồn thức ăn, với những lợi ích sinh tồn, điều này mang lại cho sinh vật lợi thế trước những đối thủ chỉ di chuyển ngẫu nhiên hoặc không di chuyển. Có lẽ tất cả bắt đầu với sự thôi thúc để có thêm thức ăn.

Với ý thức tinh vi cho phép chúng ta mơ về không gian, xây dựng tòa nhà chọc trời hay ám ảnh bởi một tiểu thuyết... Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta không thể ngừng suy nghĩ về nơi chúng ta sẽ có bữa ăn tiếp theo. Nói chung chúng ta đã suy nghĩ rất nhiều và khéo léo trong việc kiếm thức ăn, đến ngày nay thì ta có thể đặt gọi thức ăn và được mang đến tận tay với rất ít nổ lực của ý thức.

Nhận xét