Khổ đau, Bi kịch, Chân lý và CUỘC THOÁT HÌNH (chương 7 Nẻo Về Của Ý - Thích Nhất Hạnh)

 

Tôi thấy lóe lên vài tia hào quang của trực giác: 
thì ra tôi không có lý tưởng nào cả,
không có hoài vọng nào cả, không có lập trường nào cả,
không có chủ trương nào cả,
không có hứa hẹn chi với ai cả,
không tự công nhận mình là một thực thể giữa những thực thể.
Quyết nhiên không phải môi trường sinh hoạt của nhân loại nói chung đã tạo nên cái thấy đó. 
Quyết nhiên không vì chán nản, vì lo sợ, vì ước muốn, vì say mê mà có cái thấy đó. 
Cái thấy đó hồn nhiên tĩnh mặc mà xuất hiện. 

Lấy gậy đập vào tôi, lấy đá ném vào tôi láy súng bắn vào tôi, lấy lửa đốt tôi đi, 
em sẽ thấy tan biến cái hình dáng, 
cái ý niệm về con người tôi mà cả tôi và em đã từng tạo dựng nên, 
đã từng tưởng là có thực, 
mờ ảo như mây khói, 
như hư vô 
nhưng sẽ không phải là mây khói là hư vô, 
không xấu xí 
không đẹp đẽ 
nhưng vẫn có xấu có đẹp như hình bóng trên màn bạc. 

Lúc ấy, Nguyên Hưng ơi, tôi thấy tôi trở về. Áo của tôi, giầy của tôi, ngọn đuốc của tôi mất hết. Tôi chỉ còn là một con châu chấu vô tư nằm trên lá cỏ, Ừ, đúng là một con châu chấu. Nó không nhớ lại tiền thân. Tiền thân của nó biết thế nào là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tiền thân của nó biết thế nào là tăng, giảm, cấu, tịnh,sinh, diệt. Nó nằm trên lá cỏ, không phải để xa lánh, để phản đối, để chê bai. Trẻ con thích những con chuồn chuồn có cánh đỏ và mình đỏ như những trái ớt. Nó mầu xanh, lẫn trong cây cỏ, ít đứa nào thấy. Nó không trốn, nhưng mà nó không gọi. Nó không biết triết học là gì và nhất là lý tưởng là gì. Nó cảm ơn bài học của cuộc đời. Nguyên Hưng ơi em sẽ chạy hấp tấp qua đồng cỏ để đón đứa trẻ năm xưa trở về. Và khi trông thấy tôi, Nguyên Hưng sẽ trở lại. Trong lúc tâm hồn em tràn đầy thất vọng, em sẽ may mắn tìm thấy nó trên một lá cỏ. Nguyên Hưng ơi, những ngày ấy Steve đi Boston và tôi ở nhà một mình. Cửa sổ phòng tôi để mở rộng suốt ngày đêm, như một lời cầu nguyện. 

Chuyện xảy ra cho tôi không phải là một chuyện vui, 
nhưng không phải là một chuyện buồn. 
Có những vấn đề của sự sống mà ta không thể xem là những vấn đề 
có thể nghiên cứu và tư duy. 
Ta phải sống, phải chết với chúng, phải giao chiến, phải đồng nhất với chúng. 
Chúng không thuộc riêng phạm vi của trí tuệ, 
chúng có gốc rễ ở cả phạm vi của tình cảm và ý chí nữa. 
Chúng khua động tiềm thức và bản thể. 

Chúng thống trị tim óc xương tủy máu huyết của con người. 
Nó là một hủy thể, 
rồi nó trở nên hủy thể của hủy thể. 
Còn tôi thì thành một bãi chiến trường. 
Ra khỏi cơn bão tố thì mới biết còn hay mất. 
Còn hay mất đây không phải chỉ cho sinh mệnh – 
còn hay mất đây chỉ cho một cái gì quan trọng hơn sinh mệnh, 
đó là cái ta, cái ta trước giờ bão tố. 

Lúc đó tôi cảm thấy tôi rất cần những người thương yêu 
nhưng tôi cũng biết rằng 
nếu có mặt họ trong những lúc đó thì tôi lại càng cô đơn hơn, 
càng đau khổ hơn. 
Có lẽ tôi phải đánh đuổi họ, hoặc là tôi trốn chạy họ, 
nghĩa là tôi phải đánh đuổi tôi.

Khi bão tố đã gây xong tan nát, 
khi những lớp vô hồ rã xuống thì quang cảnh cũ cũng vừa tan. 
Trong hoang vắng có một vài tia nắng xuất hiện từ chân trời xa rọi tới. 
Những tia nắng đó đã không sưởi ấm được cảnh tượng chút nào 
mà còn làm tăng thêm tính chất cô đơn và hoang tàn của mặt đất. 

Tôi xuất hiện trầm lặng, mình mang đầy thương tích và rất cô đơn, 
một thứ cô đơn tuy có sức mạnh nhưng vẫn là cô đơn. 
Trong hình thể mới, tôi biết em không nhìn ra được tôi.  
Và những người tôi nghĩ là thân yêu cũng không nhìn ra được tôi. 

Mọi người muốn tôi nguyên vẹn như chú bé ngày xưa. 
Làm sao mà có thể như thế được. 
Làm sao tôi có thể vừa sống vừa không sống như thế được. 
Sống nghĩa là phải chết, 
chết trong từng giây từng phút, 
chết trong cơn bão tố 
để làm điều kiện cho sự sống phát sinh mãi mãi hoài hoài. 

Mọi người hãy xua đuổi tôi đi. 
Tôi không thể vừa sống cuộc sống của con người 
vừa làm một đối tượng bất biến cho sự thương yêu, 
cho sự ghét bỏ, 
cho sự nhàm chán cho sự chiêm ngưỡng. 

Tôi phải lớn,
và vì vậy những chiếc áo mẹ tôi may cho tôi ngày trước 
đã phải rách ở những đường chỉ. 
Tôi có thể cất kỹ vào rương kỷ niệm những chiếc áo còn thơm mùi trẻ thơ 
và phảng phất tình thương của mẹ, 
nhưng tôi phải có áo khác để mặc cho vừa kích thước. 

Áo của tôi, tôi muốn tôi được tự may lấy. 
Tôi không tìm ra được thứ áo mà xã hội may sẵn. 
Chiếc áo tôi, 
trước mắt xã hội, sẽ có vẻ dị kỳ, 
sẽ không được chấp nhận. 
Tôi biết điều đó. 

Mà đây không phải chỉ là vấn đề một chiếc áo – 
đây là vấn đề của cả con người của tôi.

Tôi từ chối tất cả những thứ thước đo người ta bắt buộc chúng ta phải dùng. 
Tôi nghĩ rằng tôi có một thước đo riêng của rôi, 
do tôi tìm ra. 

Và như vậy là tôi phải khai chiến với thiên hạ rồi. 
Tôi khai chiến với xã hội, 
tôi khai chiến với tất cả những ai xâm phạm nhận thức độc lập của tôi. 
Nhưng mà còn em, còn những người thân yêu thì sao? 
Tôi bắt buộc phải khai chiến với em, 
với tất cả mọi người – 
bởi vì tôi không thể không là tôi, 
bởi vì tôi không thể lại chui vào trong cái vỏ cứng mà tôi vừa phá vỡ để thoát ra. 
Đó là nguyên do của sự cô đơn. 

Tôi biết tôi có thể dùng cái vốn liếng tình cảm cũ 
để ép đưa em cùng đi với tôi trong một chuyến du hành không gian, 
chuyến du hành mà đôi khi chính tôi cũng cảm thấy chóng mặt. 
Nhưng không gian thì quá hoang vắng 
và tốc độ thì không thể nào lường trước được. 
Liệu em có thể ngồi lâu một bên tôi được không 
hay là lại choáng váng 
lại sinh lòng oán hận thù ghét tôi. 
Lại ép tôi phải trở về ngay trên mặt trái đất, 
nghĩa là trên mặt phẳng của những ước lệ 
những bảng giá trị cố hữu giả tạo? 
Như thế có lợi chi cho cả hai bên?

Cho nên tôi muốn đốt cháy cái túp lều hiện giờ đang làm chỗ trú ngụ của em. 
Tôi muốn gây xúc động, 
gây hoang mang, 
gây hỗn độn,
cho em có thể đập vỡ được cái võ cứng đã từng giam hãm mình, 
bẻ gãy những xích xiềng đã từng ràng buộc mình,
và phá tan những thần tượng đã từng chế ngự mình.
Để vươn lên và để nhận thấy rằng
mình không thể còn đau khổ còn sung sướng vì những cái bé nhỏ.
Để sống như những người tự do, 
không chấp nhận một luật lệ nào hết của sự sống.

Có lẽ giây phút huy hoàng nhất 
là giây phút mà tôi được chứng kiến sự trở về của em – 
tôi ưa gọi đó là một sự trở về – 
Sẽ đẹp tuyệt vời cái giây phút em vừa thoát ra khỏi trạng thái hỗn độn 
nhiệm mầu gây nên cho em bởi sự tiêu hủy của túp lều ẩn cuối cùng. 

Tôi hình dung được hình bóng của em vừa thoát ra khỏi chiếc vỏ cứng ngàn đời, 
đứng oai hùng trong ánh sáng rực rỡ của túp lều đang bốc cháy ngùn ngụt. 
Giờ phút ấy là giờ phút 
mà em bắt đầu có hết. 
Và chỉ bắt đầu từ giờ phút đó tôi mới thực sự có em.

Trong những ngày quằn quại khổ đau tôi không hề nói năng. Tôi chỉ có thể làm những công việc tay chân. Có lẽ Steve nhận thấy rằng có một cái gì rất khác thường đang xảy ra cho tôi nên từ hôm ở Boston về Steve nói năng và cử động rất dè dặt. Nghĩ đến lúc ấy mới thấy thương Steve. Nó không khơi chuyện với tôi và chỉ nói rất vắn tắt những điều cần nói. Đôi khi tôi biết Steve ngồi lặng yên nhìn tôi hằng năm mười phút bằng cặp mắt lặng lẽ và đượm chút ít lo lắng. Steve rút vào buồng ngủ và để tôi ngồi một mình trong phòng. Thái độ của người con trai trẻ tuổi ấy thật đầy hiểu biết. Một buổi sáng chủ nhật tôi rủ Steve ra công viên bờ sông; hai chúng tôi ngồi chơi trên thảm cỏ cho đến hơn một giờ trưa mới về. Chúng tôi chẳng nói chuyện gì cho nhau nghe cả. Khi về đến nhà, Steve hỏi rất nhỏ nhẹ: thầy có mệt không? Tôi trả lời không và cám ơn Steve.

Tuổi trẻ là tuổi đi tìm chân lý. 
Ngày xưa tôi viết trong nhật ký; 
dù sự thực có tiêu hủy anh, anh cũng phải bám víu vào sự thực. 

Như thế là tôi đã biết rất sớm rằng 
tìm thấy sự thực không phải là tìm thấy hạnh phúc. 
Anh ao ước trông thấy nó, 
nhưng hễ trông thấy nó rồi là anh không thể không khổ đau. 

Thà rằng anh không thấy gì hết, 
thà rằng anh chịu sự điều khiển độc đoán của một người,
hay một đám người khác. 

Mỗi người đều tự xét mình và xét đoán kẻ khác bằng những nhận thức và những tiêu chuẩn vốn không phải là của mình. Đó chỉ là những gì tạo ra do ước lệ do truyền thống. Đó là những thước đo mà con người chung quanh, ở trật tự hiện thời của xã hội mà mọi người đang phải chấp nhận. Nguyên Hưng cho cái này là xấu, cái kia là tốt, cái này là thiện, cái kia là bất thiện, cái này là chân, cái kia là ngụy. Nhưng mà những tiêu chuẩn để đoán định ấy vốn không phải là của Nguyên Hưng. Nguyên Hưng đi mượn thước đo. Những cái thước đi mượn không bao giờ có thể gọi là chân lý cả. 

Chân lý không thể đi mượn, 
chân lý chỉ có thể thực chứng. 
Chân lý là trái của thực nghiệm tâm linh, 
của khổ đau, 
của sự xúc tiếp giữa tâm linh và thực tại, 
thực tại hôm nay cũng như thực tại muôn đời. 

May mắn lắm,
hoặc rủi ro lắm,
con người mới bắt được nó. 
Và nó của người này không phải là nó của người khác,
nó của hôm nay không phải là nó của hôm qua.

Nếu Nguyên Hưng khám phá được một cái gì mà Nguyên Hưng biết là sự thực của hôm nay do tâm linh của Nguyên Hưng ấn chứng thì Nguyên Hưng sẽ thấy mọi giá trị cũ đảo lộn và Nguyên Hưng sẽ có một lối nhìn mới nó khiến cho Nguyên Hưng vượt thoát những ước lệ, những thành kiến, những kiến chấp, những tiêu chuẩn và những trật tự… Có những khuôn vàng thước ngọc ngày xưa nay đã được nhận thức như đã mang tính cách phong kiến. Khi Nguyên Hưng đã đạt tới một tiêu chuẩn nhận thức chân xác về thực tại rồi thì Nguyên Hưng không thể còn giả dối và chấp nhận những gì đã trở thành sai lạc trước mắt Nguyên Hưng. Nguyên Hưng sẽ hành động theo nhận thức mình và như thế chỉ biết tuân theo quy luật của sự sống do nội tâm Nguyên Hưng ấn chứng mà từ bỏ tất cả mọi quy luật của xã hội hiện tại. 

Xã hội sẽ trả thù em một cách đích đáng
vì em đã dám cãi lại trật tự của nó.
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến những cuộc trả thù ấy. 
Bao nhiêu thảm kịch xảy ra,
thầm lặng, bi thiết.

Lịch sử nói “mi sẽ chết nếu mi cãi lại”. 
Vậy mà bao nhiêu người dám,
tuy nhận thức sự yếu đuối của mình cãi lại bóng tối. 
Bất cứ ai lỡ trông thấy sự thực, 
lỡ chia xẻ nhận thức về sự thực ấy với những bậc vĩ nhân,
thì dù ít dù nhiều phải chịu chung số phận của họ.
Chịu chung số phận mà không chịu chung danh vọng.

Những tia nắng đầu rọi trên cảnh tượng tan nát sau cơn bão tố,
dù có chứng nhận được cho một cuộc thoát hình, 
vẫn chỉ làm cho cảnh tượng là mình đang mang những đau xót của một bà mẹ
khi chưa sinh con mà đã biết trước rằng
con mình sẽ bị lên án tử hình. 

Bà mẹ tương lai kia 
sống trong thao thức, 
đau khổ, 
không hề có được một chút an ủi, 
một chút tự hào, 
một chút hy vọng. 
Biết là mình đang có một đứa con. 
Biết là mình không nên có đứa con đó thì hơn,
mà vẫn phải buồn lòng mang nặng đẻ đau,
để rồi bi thảm chứng kiến sự tàn diệt của nó,
và của lòng mình,
của chính mình.

Nhưng định nghiệp đã rõ ràng như vậy rồi.
Biết trước cả rồi.
Sao lại không sinh một đứa con mũm mĩm?
Dễ thương và hiền lành như mọi bà mẹ khác?
Để mà hy vọng, 
để mà tự hào, 
để mà sung sướng, 
để mà tiếp nhận lời khen ngợi của mọi người?

Nhưng mà không lẽ chúng ta không đứng đậy? 
Không lẽ chúng ta để cho rêu phủ chúng ta như phủ một ngôi cổ tháp? 
Không lẽ chúng ta bơi theo một bản ngã giả tạo không là ta? 

Gần đây tôi viết cho Nguyên Hưng một lá thư, 
trong ấy tôi kể câu chuyện một người thiếu nữ nghèo,
ước mơ được sống trong nhung lụa. 
Tên nàng là Minh.

Nàng gặp một thương gia trẻ tuổi, rất giàu có, cưới nàng. 
Như thế mộng của nàng đã thành tựu.
Mộng nàng như tôi đã nói chỉ là được sống trong ngọc vàng nhung lụa, 
cho nên nàng về với chàng thương gia trẻ tuổi không vì tình yêu. 
Còn người thương gia cũng nói rằng chàng cưới nàng 
vì nàng rất giống với người vợ trước của chàng, 
tên là Nguyệt. 
Cũng không vì tình yêu. 

Nàng không nề hà điều đó. 
Nàng sống cuộc đời giàu có và chỉ cần chiều chàng một điều: 
đó là nghe lời chàng,
để tập cho mọi ngôn ngữ,
mọi cử chỉ giống hệt như Nguyệt, người vợ trước. 

Đòi hỏi đó ban đầu thì không khó chịu lắm 
nhưng càng ngày càng trở thành một thứ gông cùm, 
một thứ quyền lực thống trị nàng. 

Nàng là Minh nhưng nàng phải bắt chước cho giống Nguyệt. 
Có những mầu áo mà Nguyệt ưa, 
đọc những tờ báo mà Nguyệt đọc, 
nói những lời mà Nguyệt nói, 
ăn những món ăn mà Nguyệt ăn… 
Nàng không được là Minh, 
mà phải là Nguyệt. 
Đó là tất cả bi kịch. 

Nàng thấy khổ đau vì nhân cách nàng chỉ là một cái móc áo, 
trên đó chàng móc cái nhân cách Nguyệt. 
Nhưng nàng không thể và không có can đảm khước từ cuộc sống giàu có 
bởi vì nàng đã làm quen với nó, 
đã bị nó phong tỏa rồi. 

Nghe đến đây, 
chắc ai cũng ước mong rằng nàng có đủ can đảm để từ bỏ chàng thương gia, 
về sống lại cuộc đời giản dị của một người thôn nữ, 
và khôi phục lại bản ngã đích thực của mình. 

“Đứng vào địa vị nàng, ta nhất định từ bỏ nếp sống nhục nhã kia”.
Ai cũng nói thế. 
Nhưng chúng ta chỉ là những người ngoại cuộc, 
những người đứng bên ngoài, những người xem kịch. 
Vì thế cho nên chúng ta có vẻ sáng suốt, tỉnh táo. 

Giá chúng ta là nàng thực, 
thì chúng ta mới thực sự cảm thấy lúng túng. 
Mà Nguyên Hưng ơi, ai trong chúng ta mà lại không là nàng? 

Tất cả chúng ta đều đang phải tuân theo mệnh lệnh ác nghiệt 
của guồng máy xã hội hiện tại, 
ta đang cúi đầu vâng lời, 
và chúng ta phải ăn, nói, suy nghĩ, hành động
theo những mẫu mực 
mà xã hội đã thiết lập và muốn chúng ta phải tùng phục.

Chúng ta không được tự do là chúng ta, 
cũng như Minh không được là Minh. 
Để rồi chúng ta, 
tất cả chúng ta đều được xã hội chế biến và khuôn đúc thành những hóa phẩm giống nhau.
Hóa phẩm mà không còn là nhân phẩm. 
Guồng máy đưa tới một cái collective ressemblance mà khi nhìn vào, 
chúng ta thấy nhân tính và cá tính con người bị đe dọa trầm trọng. 
Chúng ta cúi đầu đi theo, 
tại vì chúng ta không có can đảm chống trả lại, 
không có can đảm từ bỏ. 

Cũng như Minh. 
Chúng ta có hơn gì nàng đâu. 
Tại vì chúng ta đã làm quen với cuộc sống xã hội đầy tiện nghi này rồi
và chúng ta đã bị nó khống chế mất rồi.

Nguyên Hưng có biết rồi câu chuyện đi đến đâu không. 
Một bữa kia Minh khám phá ra rằng 
Nguyệt, 
người vợ trước của chàng thương gia, 
vốn là kẻ ngoại tình. 

Minh mong lấy chứng cớ để làm cho chàng thương gia tỉnh mộng, 
nhưng không. 
Chàng bảo vì Nguyệt ngoại tình nên Nguyệt đã bị chính tay chàng giết. 
Nhưng giết xong vẫn chưa hả giận. 
Thấy Minh giống Nguyệt, 
chàng cưới nàng về, 
làm cho nàng giống Nguyệt thêm, 
làm cho nàng thành Nguyệt, 
để được giết Nguyệt một lần nữa. 
Và chàng xông lại để giết Nguyệt. 
Nguyệt vùng vẫy tuyệt vọng.

Tôi không dám kết luận là Nguyệt có chết hay không,
và vì không khép câu chuyện lại được.

Mà dù Nguyệt không chết thì Nguyệt cũng ngắc ngoải rồi, 
như con người của xã hội chúng ta đang ngắc ngoải.

Tôi mong ước một sự vùng dậy của con người, 
chờ đợi một sự vùng dậy của con người, 
phải kịp thời, 
đừng chậm chạp quá như Minh 
để đến giờ phút chót mới chịu vùng vẫy.

Một buổi sáng, 
tôi thấy trời hé nắng, 
tôi nhận được một cái thiệp chúc sinh nhật từ nhà gửi qua. 
Hôm đó quả đúng là ngày sinh nhật của tôi. 
Mà cũng là ngày tôi được tái sinh một lần nữa, 
không biết lần thứ mấy. 
Trong một lá thư, Tuệ chép cho tôi ba câu thơ của Trụ Vũ:

“tôi đi giữa sa mạc hiu quạnh
một con gấu bỗng đến vồ tôi
nhưng tôi ngó thẳng vào mặt nó…”

Nhưng tôi ngó thẳng vào mặt nó! 
Phải, tôi đã ngó thẳng vào mặt nó, 
và đã thấy được mặt mũi nó rồi. 

Tôi như một người vừa được giáp mặt tử thần. 
Tôi như một người ốm nặng vừa mới bình phục. 
Tôi mặc áo, 
xuống đường và lững thững trên hè phố, 
thèm khát ánh nắng buổi mai sau một chuỗi ngày u ám. 
Gió bão dịu dần.

________
*collective ressemblance: sự giống tập thể



Fragrant Palm Leaves - Thich Nhat Hanh - 23 December 1962 Princeton, New Jersey


I felt a glimmer of insight. I understood that I am empty of ideals, hopes, viewpoints, or allegiances. I have no promises to keep with others. In that moment, the sense of myself as an entity among other entities disappeared. 
I knew that this insight did not arise from disappointment, despair, fear, desire, or ignorance. A veil lifted silently and effortlessly. That is all. 
If you beat me, stone me, or even shoot me, everything that is considered to be "me" will disintegrate. Then, what is actually there will reveal itself- faint as smoke, elusive as emptiness, and yet neither smoke nor emptiness; neither ugly, nor not ugly; beautiful, yet not beautiful. It is like a shadow on a screen. 

At that moment, I had the deep feeling that I had returned. My clothes, my shoes, even the essence of my being had vanished, and I was carefree as a grasshopper pausing on a blade of grass. Like the grasshopper, I had no thoughts of the divine. The grasshopper's gods perceive form, sound, smell, taste, touch, and objects of mind. They know increasing and decreasing, defiled and immaculate, production and destruction. When a grasshopper sits on a blade of grass, he has no thought of separation, resistance, or blame. Human children prefer dragonflies whose wings and bellies are as red as chili peppers. But the green grasshopper blends completely with the green grass, and children rarely notice it. It neither retreats nor beckons. It knows nothing of philosophy or ideals.

It is simply grateful for its ordinary life. Dash across the meadow, my dear friend, and greet yesterday's child. When you can't see me, you yourself will return. Even when your heart is filled with despair, you will find the same grasshopper on the same blade of grass. Steve had left to spend a few days in Boston, and I was alone in our apartment. I left the bedroom door wide open day and night, like a prayer. 

What I was undergoing was neither happy nor sad. 
Some life dilemmas cannot be solved by study or rational thought. 
We just live with them, struggle with them, and become one with them. 
Such dilemmas are not in the realm of the intellect. 

They come from our feelings and our will, and they penetrate our subconscious and our body, down to the marrow of our bones. 
I became a battlefield. I couldn't know until the storm was over if I would survive, 
not in the sense of my physical life, but in the deeper sense of my core self I experienced destruction upon destruction, 
and felt a tremendous longing for the presence of those I love, even though I knew that if they were present, I would have to chase them away or run away myself.

When the storm finally passed, layers of inner mortar lay crumbled. 
On the now deserted battlefield, a few sunbeams peeked through the horizon, too weak to offer any warmth to my weary soul. 

I was full of wounds, yet experienced an almost thrilling sense of aloneness. 
No one would recognize me in my new manifestation. 
No one close to me would know it was I. 
Friends want you to appear in the familiar form they know. 
They want you to remain intact, the same. 

But that isn't possible. How could we continue to live if we were changeless? 
To live, we must die every instant. 
We must perish again and again in the storms that make life possible. 
It would be better, I thought, if everyone cast me from their thoughts. 
I cannot be a human being and, at the same time, 
be an unchanging object of love or hatred, annoyance or devotion. 
I must continue to grow. As a child, I always outgrew the clothes my mother sewed for me. 
I can preserve those garments, fragrant with childish innocence and my mother's love, in a trunk for memory's sake. 

But I must have new, and different clothes now to fit who I have become. 
We must sew our own clothes and not just accept society's ready-made suit. 
The clothes I make for myself may not be stylish or even accepted. 
But it is more than a matter of clothes. It is a question of who I am as a person. 
I reject the yardstick others use to measure me. 
I have a yardstick of my own, one I've discovered myself, 
even if I find myself in opposition to public opinion. 
I must be who I am. I cannot force myself back into the shell I've just broken out of This is a source of great loneliness for me. 
Perhaps I could persuade my dearest friends to accompany me on my voyage through space, 
but it might be dizzying for them, and might even incite feelings of hatred or resentment.

Would they force me to return to earth, back to the illusory plane of old hopes, desires, and values, all in the name of friendship? What good would that be for any of us? 

That is why I want to burn down the huts where my friends dwell. 
I want to incite chaos to help them break through the shells that confine them. 
I want to smash the chains that bind them and topple the gods that restrain them. 

For us to grow, petty amusements or even sorrows must not dominate us. 
A free person neither adheres to nor violates life's rules. 
The most glorious moment in life is to witness a friend's return, 
not exactly a return, 
but an infinitely exquisite moment when he emerges from the chaos caused by the annihilation of his last refuge. 
There he is, liberated from the hard shells of a thousand lifetimes, 
standing nobly in the brilliant light cast by his burning refuge. 
In that moment, he will lose everything, but in the same moment, he possesses everything.
Beginning at that moment, we are truly present for each other.

During my struggle I was unable to converse, even after Steve returned. I could only manage manual chores. Steve recognized that I was undergoing something unusual and took great care not to disturb me. When I think of how sensitive he was during that time, great affection wells up in me. He didn't try to draw me into conversation. He only communicated what was essential. From time to time, I was aware that he was watching me, his eyes filled with concern. He spent time in the bedroom so I could have the front room to myself He was so understanding. One Sunday morning I suggested we take a walk down to the river. We sat on the grass until early afternoon and then walked home. We didn't exchange a word the whole time. Back at the apartment, Steve asked, in a soft voice, "Are you tired, Thay?" I answered that I wasn't and thanked him.

Youth is a time for seeking truth. 
Years ago I wrote in my journal that even if it destroys you, you must hold to the truth. 
I knew early on that finding truth is not the same as finding happiness. 
You aspire to see the truth, but once you have seen it, you cannot avoid suffering.

Otherwise, you've seen nothing at all. 
You are still hostage to arbitrary conventions set up by others. 

People judge themselves and each other based on standards that are not their own. 
In fact, such standards are mere wishful thinking, borrowed from public opinion and common viewpoints. One thing is judged as good and another as bad, one thing virtuous and another evil, one thing true and another false. But when the criteria used to arrive at such judgments are not your own, they are not the truth. 

Truth cannot be borrowed. It can only be experienced directly. 
The fruit of exploration, suffering, and the direct encounter between one's own spirit and reality – 
the reality of the present moment and the reality of ten thousand lifetimes. 
For each person, it is different. And it is different today than it was yesterday.

When we discover something to be true today through our own direct experience, we will see that our previous assumptions were wrong, or at least incomplete. Our new way of looking transcends yesterday's desire, prejudices, narrow-mindedness, and habits. We see that to use the golden molds and emerald yardsticks of yesterday's understanding is nothing less than slavery or imprisonment. When we attain a new understanding of reality, it is impossible to accept things we know to be false. Our actions will be based on our own understanding, and we will follow only those rules we have tested through our own direct experience. 

We will discard false rules and conventions of the current social order. But we have to expect that society will turn on us with a vengeance. Human history is filled with the tragedies caused by that vengeance. History teaches that we die if we oppose the system, yet many individuals continue to challenge the darkness, despite the danger in doing so.

Those who pursue the truth are members of the community of truth seekers and reformers throughout time and space. 
They do not resign themselves to a collective fate that offers no laurels. 
The faint beams of light that appear after the desolation of the storm made me feel even more alone and abandoned. 
I felt the unbearable pain of a woman who is about to give birth to a child she already knows will be sentenced to death. 

She is consumed by despair, inconsolable and humiliated. 
She knows that she is with child, but a child who is already condemned to die. And she knows she will have to witness her child's death. 
There is no way to avoid her fate. 
Why couldn't she give birth to a healthy, sweet child like other mothers, a child who would give her hope, pride, and joy, a child who would earn her the praises of others? 

But we have to stand up for the truth. We cannot just gather moss like an old stone or assume a false self, once we see the truth.
There was a poor, young woman who dreamed of living in luxury, surrounded by jewels and silks. 
Then she met and married a wealthy widower, and her dream came true. 
She did not even mind that her husband had not married her for love. 
In fact, he married her because she looked exactly like his first wife. 

She agreed to dress, act, and speak like his first wife. 
At first, it wasn't a problem, but gradually it became quite oppressive. 
She was herself, yet she had to act like his first wife –
to wear the colors she liked to wear, read the books she liked to read,
and eat the foods she liked to eat. 
The young woman couldn't continue. It was suffocating. 
She was no more than a mannequin on which her husband hung his first wife's clothes and personality. 
But she didn't have the courage to give up the luxury she had become accustomed to. She was trapped by her own desires.

Anyone reading this story will want her to muster the strength 
needed to leave her husband and return to a simple country life where she can reclaim her true self. 

We think, "If I were in her place, that is what would do." 
But we are only outside observers for whom the solution seems easy. 

If we were actually in her place, we would suffer the same confusion and indecision. 
Who among us would not? We already do the same thing. 
We feel forced to comply with the dehumanizing demands of society, and we bow our heads and obey. 
We eat, speak, think, and act according to society's dictates. 
We are not free to be ourselves, just as she was not free to be herself.
We become cogs in the system, merchandise, not human beings. 
Our individuality is undermined, yet we comply because we lack the courage to refuse society's demands. 
We are no better than the wife of that man. 
We, too, have become so accustomed to our way of life with its conveniences and comforts that we allow ourselves to be colonized.

One day, she discovers that his first wife had been unfaithful to her husband. 
She takes this information to her husband in hopes he will come to his senses and let her be herself.
But he tells her he knew about his first wife's infidelity, and because of that, he'd lolled her. 
Her death, however, did not extinguish his anger. 
When he saw how closely she resembled his first wife, he married her and insisted she dress and act exactly like her. 

Now at last, she had become his first wife, and he could lull her again. 
He lunged at her, and she fought for her life. I do not know whether she died or not. 
I leave the story unfinished. If she didn't, she certainly came close to the edge, like so many of us now. 
I hope humanity will awake in time and not wait, as she did, until the last moment to resist.

One morning I felt the sky brighten a little. I received a birthday card from home, 
which arrived exactly on my birthday. That was the day I felt myself reborn. In the card, Tue had copied three lines of a poem by Vu Tru:

Walking in the desolate desert
a bear attacks me by surprise.
I simply look him in the eye.
Yes, I thought. 
I have looked the beast straight in the eye, 
and seen it for what it is. 

I am like someone just recovered from a near-fatal illness who has stared death in the face. 
I got dressed, walked outside, and strolled along Broadway, thirsty for the morning sun after so many days of darkness. 
The winds of the storm had finally dispersed.

Nhận xét