Giá Trị những Phiền Muộn thời Niên Thiếu


(nguyên bản: "The Importance of an Unhappy Adolescence" từ kênh "The School of Life")

Ngọn nguồn của những phiền muộn, cáu gắt của tuổi mới lớn chính là sự bắt đầu thừa nhận rằng cuộc sống cực kỳ khó khăn hơn, vô lý hơn và kém thỏa mãn hơn so với những gì mà ta đã nghĩ - hoặc ngay cả những điều tử tế được đưa ra từ người lớn.

Cảm thấy buồn rầu chưa bao giờ là điều gì nên làm cho lắm, nhưng nếu có một thời điểm nào mà tâm trạng đó được cho là chính đáng và trên những phương diện nhất định được đánh giá là quan trọng, thì là vào khoảng thời gian từ tuổi 13 đến 20.

Thật khó để có thể mường tượng ra sáu thập niên tiếp theo của cuộc đời có được thành công hay có phần nào mãn nguyện nếu như với một người chưa từng trải qua quá trình xem xét nội tâm đau đầu này cùng với những cảm giác lạc lõng tột độ.

Vỏ bọc bảo vệ tình cảm của thời thơ ấu mất dần đi – và một loạt những nhận thức tuy tồi tệ kịch liệt nhưng lại cực kỳ quan trọng sẽ ập tới.

Mở đầu bằng việc đứa trẻ nhận ra rằng không ai hiểu nó.

Phản ứng đầu tiên của đứa trẻ đó là nghĩ rằng mỗi mình nó bị bỏ rơi, nguyền rủa. Điều này dẫn tới một vài chuyển biến quan trọng:

- Trước tiên là trẻ dành nhiều hơn sự trân trọng đáng có cho những ai đã hiểu mình.
- Thứ hai là nhiều nỗ lực hơn để một người khác cũng được hiểu mình.
Vài lời làu bàu rầu rĩ tuổi mới lớn cũng đủ để viết nên những bài thơ, những trang nhật ký và những ca khúc tuổi teen với biểu cảm đầy mạnh mẽ.

Các tác phẩm truyền đạt cái hay cái đẹp nhất mà con người có thể tạo ra chính là tác phẩm của những người không thể tìm được ai quanh mình để cùng sẻ chia.

- Và cuối cùng, cảm giác rằng bản thân khác biệt với mọi người là tiêu biểu cho thời khắc quan trọng khi một thế hệ mới bắt đầu kiểm nghiệm và cải thiện có chọn lọc những trật tự trong hiện tại.

Nếu16 tuổi mà nhận thấy mọi thứ đã hoàn hảo như chúng vốn được như vậy sẽ là một sự sắp đặt khô khan đến khủng khiếp cho cuộc trải nghiệm trong tương lai.

Sự từ chối chấp nhận cái thực tại điên rồ, lệch lạc và xấu xa lại chính là tiền đề cho những thành tựu sau này.

Có vẻ như chẳng có cách nào khác ngoài phải khổ sở trải qua tuổi vị thành niên nếu một người muốn bước tiếp phần đời còn lại của họ.

Một trong những nhận thức chính yếu nữa của tuổi mới lớn chính là việc một đứa trẻ ghét ba mẹ nó.

Nhưng đấy lại là một đóng góp lớn lao cho tình yêu thương của những bậc phụ huynh này.

Nếu con họ quay lưng lại và hét toáng lên rằng chúng căm ghét họ.
Đó không phải là một dấu hiệu của điều gì sai cho lắm, đó là bằng chứng cho thấy đứa trẻ biết rằng chúng được yêu thương.

Còn những trẻ thực sự sầu muộn thì không dám cãi lại hay đổ những khổ sở của mình lên đầu cha mẹ đâu, bởi nếu chúng thực sự lo âu và ngờ vực rằng mình không được bố mẹ yêu thương thì chúng không dám đánh liều thử việc đó.

Để xây dựng niềm tin trọn vẹn ở người khác, việc làm những phép thử là việc vô cùng quan trọng. Như là nói với họ bằng những lời lẽ tệ hại nhất mà bạn có thể nghĩ ra, và rồi xem thử họ có lẩn quẩn quanh bạn và tha thứ cho bạn không.

Bạn phải tự tay đập vỡ yêu thương vài lần thì mới tin là nó rắn chắc được.

Và, tất nhiên, cha mẹ nào mà chẳng thấy bực bội dù thế này hay thế khác. Nhưng việc hiểu ra điều này vô cùng quan trọng.

Chúng ta chẳng thể nào bỏ đi và tự trở thành cha thành mẹ của một đứa trẻ nếu chúng ta không ngồi lại và suy nghĩ về những vấn đề, lỗi lầm và xung đột mà chúng ta đã từng trải qua với bố mẹ mình lúc mười bốn tuổi rưỡi cả.

Một nguyên do nữa mà gây ra phiền muộn cho tuổi teen đó chính là những dấu hỏi lớn dần dần lấp đầy trong thâm tâm mỗi đứa trẻ như là: ý nghĩa của mọi thứ là gì? Việc tự vấn này cũng vô cùng quan trọng.

Những kiểu câu hỏi mà trẻ đặt ra có phần khó trả lời, nhưng chính mà cách chúng trả lời mới quan trọng hơn là bản thân những câu hỏi đó.

Mục đích của sự sống là gì? Tại sao lại phải khổ đau?
Tại sao chủ nghĩa tư bản không thưởng công một cách công bằng hơn?

Những đứa trẻ mới lớn tự chúng đã là những triết gia.

Cái kết cuối cùng của tuổi vị thành niên không phải như mọi người vẫn thường nghĩ là việc ngừng đặt ra những câu hỏi lớn rồi tiếp tục sống qua ngày. 

Mà đó là khi nó được học hỏi từ xung quanh thu thập rồi xây lên cho mình một cuộc đời xoay quanh những câu hỏi lớn mà chúng đã từng ám ảnh từ
thuở mười bảy.

Cuối cùng và cũng buồn nhất là những trẻ vị thành niên có xu hướng tự ghét bản thân.

Chúng ghét ngoại hình của mình, 
cách mình nói chuyện, 
cách chúng vượt qua trở ngại.

Nghe thì giống như là trái ngược với yêu thương, nhưng thực tế thì những khoảnh khắc cô lập, tự ghét bản thân này lại là khởi đầu của yêu thương.

Những cảm giác này, một ngày nào đó, sẽ là nền tảng của sự sung sướng mà chúng ta sẽ cảm thấy khi có mặt của người bạn đời hiếm hoi có thể chấp nhận và luôn muốn ở bên cạnh mình.

Âu yếm dịu dàng sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu chúng ta chưa dành nhiều đêm khóc đến ngủ thiếp đi.

Tạo hoá có vẻ như đã sắp đặt nhiều thứ để chúng ta không thể nào nhìn thấu mọi việc mà không phải trải qua khổ đau. Điều khác biệt nằm ở chỗ đau khổ có mục đích hay đau khổ trong vô ích.

Giữa muôn vàn những điều kinh khủng thuở mới lớn, một trong những nét rực rỡ chính là những đau khổ mà nó bắt ta phải trải qua và sẽ cắm rễ sâu rộng vào quá trình phát triển và nhận thức sống còn cho tuổi trưởng thành. Những năm tháng khốn khổ đầy lôi cuốn này nên được trân trọng vì chúng đã cống hiến cho ta tất cả những khổ đau thiết yếu giá trị nhất.

Nhận xét