Tín thành sự không biết


Con người có xu hướng tìm lời giải thích cho những điều mà họ không hiểu. Xu hướng này đã là nơi sinh ra văn học dân gian và những câu chuyện sáng tạo làm nền tảng của nhiều tôn giáo.
Hành trình tìm kiếm câu trả lời đã đưa chúng ta đến với khám phá,những tiến bộ trong nhiều lãnh vực.
Mặc dù sự hiểu biết ngày càng rộng lớn về vũ trụ nhưng vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta không có manh mối. Những thứ như sự tồn tại của Chúa và những bí mật ẩn chứa trong bóng tối vô tận bao quanh chúng ta. Chúng ta là ai? Ai đã bắt đầu việc này? Tại sao chúng ta ở đây? Có lẽ chúng ta đang sống trong một mô phỏng? Giống như nhiều thứ mà chúng ta đơn giản là không biết, những câu hỏi như thế khiến mọi người khó chịu, vì con người có xu hướng bồn chồn khi đối mặt với sự hỗn loạn.

Vì lý do nào đó, chúng ta phải có câu trả lời và nếu không, ta sẵn sàng tự dựng nên dựa trên những ý tưởng rất đơn giản, không đầy đủ hoặc thậm chí là vô nghĩa. Thậm chí còn có những cuộc chiến tranh xung đột xảy ra, con người chết để bảo vệ ý tưởng của mình. Đối với con người "một ánh sáng trong bóng tối bí ẩn" là điều đáng hy sinh để đạt được. Con người trong một cuộc thập tự chinh đang diễn ra vì sự thật, một cuộc thánh chiến chống lại những điều chưa biết, nhằm mục đích làm sáng tỏ những bí ẩn của cuộc sống. Thật không may cho chúng ta, sự bí ẩn là vô tận, những nỗ lực để hiểu được mọi thứ khiến chúng ta bối rối.
Nhưng nếu chúng ta bằng lòng với sự bí ẩn thì sao?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chấp nhận và thậm chí đánh giá cao phần lớn sự tồn tại sẽ vẫn là bí ẩn đối với chúng ta?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đặt sự Tín Thành nơi những điều không biết hay không thể biết thay vì sợ hãi?
Chúng ta nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa những câu chuyện qua các nền văn hóa khác nhau và xu hướng tổng thể là sử dụng các biểu tượng và nguyên mẫu để tạo cảm giác bí ẩn đồng thời xoa dịu vết thương lòng của việc ‘không biết’.

Bí ẩn thể hiện theo nhiều cách.
Như các câu hỏi về quá khứ và tương lai.
Mặc dù những gì đã xảy ra trong quá khứ không thể thay đổi, nhưng chúng ta sẽ luôn đoán và đôi khi quả quyết chính xác những gì đã xảy ra. Dù ta chỉ quan sát thông qua các giác quan của riêng mình.
Tất nhiên chúng ta có thể bổ sung từ những kinh nghiệm của người khác, nhưng kinh nghiệm của họ cũng có giới hạn và sẽ không tái hiện quá khứ như thực tế. Hơn nữa, ký ức của mọi người có xu hướng bị bóp méo, chủ quan và bị xói mòn khi thời gian trôi qua. Còn về tương lai thậm chí còn bí ẩn hơn. Chúng ta sẵn sàng tìm đến những người tự nhận mình có khả năng nhìn xa giúp ta giải mã những giấc mơ, những linh cảm, xem vận mệnh và mong những điều tốt đẹp sẽ đến. Mặc dù có thể truy cập được hiện tại những vẫn hoàn toàn khó nắm bắt để hiểu những gì thật sự đang xảy ra.

Chúng ta không biết người khác nghĩ gì.
Chúng ta không biết điều gì đang xảy ra từ đây.
Chúng ta không biết điều gì nằm ngoài vũ trụ hữu hình và chính xác thì điều gì khiến tất cả được tiếp tục. Vì vậy, có thể hiểu rằng không có kiến ​​thức tối thượng, tận cùng. Con người chỉ cần cù làm cho cuộc sống tốt hơn để trở nên dễ chịu hơn. Tuy vậy, ý chí muốn hiểu biết của con người lại tạo ra vấn đề. Nhiều ý tưởng được cho là giải thích điều chưa biết đã trở nên thiêng liêng, thần thánh không thể nghi ngờ. Đây chính là định nghĩa của giáo điều. Hiện tượng giáo điều không chỉ giới hạn trong tôn giáo, nó cũng xảy ra cho người vô thần và cả giới khoa học.

Cách tiếp cận thực tế có thể dẫn đến xung đột bất tương ứng giữa sự thật của chúng ta hiểu so với sự thật của thực tại, giống như những con chó chiến đấu với một cục xương vô hình. Vì vậy, chỉ để xoa dịu nỗi đau đến từ việc không có khả năng đối phó với sự vô nghĩa và mơ hồ, người ta áp dụng cách giải thích từ những lý thuyết đơn giản đến những hệ thống niềm tin hoàn chỉnh. Vì quá tin chắc vào hệ tư tưởng của mình như chắc bước đi trên trái đất, nghĩ rằng ta biết sự thật, ta phải kiên định với niềm tin của mình ngay cả khi thế giới xung quanh chứng minh chúng ta sai. Thái độ như vậy khiến chúng ta trở nên cứng nhắc; khép lại những gì thực sự đang diễn ra cũng như những trải nghiệm mới.

Mặt khác, khi chúng ta quá cố gắng để hiểu, chúng ta có thể bị mắc kẹt trong sự tích lũy kiến ​​thức. Trái lại với sự cá nhân giáo điều, khi sự không chắc chắn kết hợp với sự không hài lòng dai dẳng đối với các câu trả lời có thể khiến chúng ta không đưa ra được một nước đi. Ta không muốn đối mặt với sự hỗn loạn khi không có đủ kiến ​​thức.

Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quyết định ngừng đẩy tảng đá này lên dốc? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngừng cố gắng để hiểu hết tất cả, ngừng mọi dự đoán. Mong muốn trả lời tất cả các câu hỏi chỉ đơn giản là để bảo vệ bản thân trước vực thẳm đáng sợ của cái không biết. Làm thế nào chúng ta có thể an tâm với việc ‘không biết’, và tự tin điều hướng cuộc sống?

Thừa nhận rằng lý trí và logic chỉ có thể mang lại cho chúng ta những gì còn chật vật ngày hôm nay.
Nhưng khi có sự thành tín rồi, chúng ta chấp nhận rằng ngoài biên giới hiểu biết của chúng ta, chúng ta chỉ đơn giản là không biết.
Bất chấp tất cả mọi bí ẩn, chúng ta bắt đầu bước đi, mạnh dạn, biết rằng mọi thứ đều có thể.
Đó là cái Đẹp của sự Thành tín nơi cái Không biết.
Đức tin chân chính có nghĩa là chúng ta ngừng đặt câu hỏi, 
tiến về phía bóng tối, cầm theo ngọn đuốc của sự Tín thành.
Thay vì lo lắng nhìn chằm chằm vào vực thẳm, ta vượt cái khó, và nhảy ngay vào đó.
Khi chúng ta quyết định rằng mình an ổn với sự bí ẩn, và do đó, ta đồng thuận với cái không biết, cái nền tảng thật sự của sự tin tưởng, ta ngừng nghi ngờ ngừng trốn tránh nó.
Chúng ta đối đầu với bí ẩn bằng sự khẳng khái; cởi mở với bất cứ điều gì được tiết lộ.
Bằng cách này, chúng ta giải phóng mình khỏi một cuộc theo đuổi vô tận, chán nản.
Chỉ còn tận hưởng vẻ đẹp của cái không biết.
"Bí ẩn là linh hồn của sự tồn tại" _ Kedar Joshi.

(Nguyên bản "The Beauty of What We Just Don't Know " _ Einzelgänger)

Nhận xét