Sự sống, Virus, Tâm linh "Sự sống về bản chất có khác biệt so với cái chết?


Liệu sự sống về bản chất có khác biệt so với cái chết ?
Nhà vật lý học Erwin Schrodinger định nghĩa sự sống như sau:
"Những sinh vật đang sống tránh bị mục rữa vào hư vô."
Nhưng sự sống là gì? Đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thoải đáng.
Theo góc nhìn sinh học thì tất cả mọi vật sinh sống trên hành tinh này được cấu tạo bởi các tế bào.
Tế bào có thể được ví như một Robot được làm từ Protein có kích thước rất nhỏ.
Với mọi tiêu chuẩn mà chúng đặt ra cho sự sống như là:
- Có một bức tường để tách biệt với môi trường, tạo nên trật tự;
- Tự duy trì hoạt động của bản thân ở một trạng thái nhất định;
- "Ăn" để tiếp tục sống sót;
- Lớn lên và phát triển;
- Phản ứng với môi trường;
- Tiến hoá;
- và nó tự nhân bản chính nó.
Vậy mà trong tất cả những thành phần tạo nên một tế bào thì chẳng có lấy một phần sự sống.
Chất này phản ứng với chất kia tạo nên các phản ứng hoá học, rồi lại tạo ra các phản ứng để tạo ra các phản ứng khác.
Trong một giây, ở một tế bào xảy ra hàng triệu phản ứng hoá học tạo nên một dàn phản ứng phức tạp.
Một tế bào có thể tạo ra hàng nghìn loại protein, một số rất đơn giản, một số cực kì phức tạp.
Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe với vận tốc 100km/h đồng thời lắp ráp lại toàn bộ chiếc xe với những nguyên vật liệu bạn nhặt được trên đường.
Đó chính là công việc của tế bào.
Nhưng không có lấy một phần trong tế bào đang sống; tất cả đều là vật chết và tuân theo các định luật của vũ trụ. Vậy thì sự sống có phải chỉ là tập hợp tất cả những quá trình phản ứng đang diễn ra?
Sau cùng thì tất cả cá thể sống đều sẽ chết. Nên nục đích của tất cả những quá trình trên là để ngăn chặn cái chết bằng cách tạo ra những cá thể mới và điều này ta nói đến ADN.
Sự sống, một cách nào đó, chỉ là một mớ vật chất chứa thông tin di truyền.
Mỗi cá thể sống là đối tượng của sự tiến hoá và ADN nào phát triển thành cơ thể tốt nhất sẽ được lưu lại trong trò chơi này.
Vậy, ADN chính là sự sống, phải không?
Nếu bạn lấy ADN ra khỏi tế bào, nó chắc chắn là một phân tử vô cũng phức tạp, nhưng tự thân nó không thể làm được gì hết. Đây chính là điểm làm cho virus làm mọi thứ càng trở nên phức tạp.
Virus cơ bản là chuỗi ARN hoặc ADN trong một vỏ bọc nhỏ và nó cần một tế bào để hoạt động.
Ta không khẳng định rằng virus có được tính là vật thể sống hay không vì virus chỉ là cấu trúc hữu cơ thông qua tương tác với tế bào để tồn tại và nhân lên.
Dù vậy, có tới khoảng 225,000,000 m3 virus trên Trái đất. Chúng có vẻ không quan tâm ta nghĩ gì về chúng. Có một thực tế phủ phàng rằng nếu loài nào đó trở nên quá đông thì một loại virus sẽ xuất hiện để làm giảm số lượng loài đó, bất kể đó là động vật, thực vật hay loài người.
Còn có cả những loại virus tấn công tế bào chết và hồi sinh chúng.
Virus phát tán sự sống của nó vì mục đích bảo tồn ADN, điều đó có nghĩa là sự sống có thể phát triển bên trong cơ thể chết miễn là nó có lợi cho mã di truyền của nó.
Vậy thì, có thể sự sống là những thông tin được quản lý để bảo đảm rằng nó sẽ được tiếp tục tồn tại.
Nhưng còn về Trí thông minh nhân tạo (AI) thì sao?
Bằng những định nghĩa thông thường nhất, chúng ta đang rất gần tới việc tạo ra sự sống nhân tạo trong máy tính. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi công nghệ có thể bắt kịp. Và đó không còn là khoa học viễn tưởng. Bạn có thể nói rằng virus máy tính đang sinh sống?
Vậy thì, rốt cuộc sự sống là gì? Vật chất, quá trình, ADN, thông tin? Thật bối rối.
Có ý tưởng rằng sự sống cơ bản là khác biệt so với những vật không sống bởi vì nó chứa vài yếu tố phi vật lý hoặc nó chịu chi phối bởi những quy tắc khác so với vật vô hồn. Nghĩa là mầm móng của sự sống không phải là một thực thể vật chất sống hay vận động mà nó là trạng thái thông tin phi vật chất.
Trước thời Charles Darwin, con người vạch ra một ranh giới giữa loài người và những thứ còn lại có sự sống; cho rằng có gì đó ma thuật, thần thánh làm cho chúng ta trở nên đặc biệt
Nhưng một khi chúng ta chấp nhận rằng chúng ta cũng giống như những cá thể sống khác, một sản phẩm của quá trình tiến hoá thì ta vẽ nên một ranh giới khác.
Nhưng khi chúng ta học được càng nhiều về những gì máy tính có thể làm và cách mà sự sống vận hành thì chúng càng tới gần việc tạo ra cỗ máy phù hợp với mô tả của chúng ta về sự sống.
Và nhiều vấn nạn về sự sinh tồn của con người cũng được đặt ra. Dù sớm hay muôn thì điều đó cũng sẽ xảy ra!
Vậy thì câu hỏi là
Nếu mọi thứ trong vũ trụ đều làm từ những vật chất giống nhau
vậy thì phải chăng mọi thứ trong vũ trụ đều chết hay mọi thứ đều sống?
Phải chăng chúng ta chẳng bao giờ chết bởi vì chúng ta chưa bao giờ sống ngay từ đầu?
Nếu nói là được sinh ra tức là chúng đều có cha mẹ, tức là sự sống không phải nó có mặt từ khi nó được sinh ra mà nó đã có mặt từ trước đó? 
Có thể chúng ta là nhiều hơn một phần của vũ trụ xung quanh chúng ta hơn chúng ta nghĩ?
Sau cùng, suy nghĩ về câu hỏi như thế này làm cho chúng ta cảm thấy đang sống và cho chúng ta một chút thoải mái.

(Nội dung video từ: Kurzgesagt – In a Nutshell)

SUY NGHIỆM

* Sự quán chiếu sâu về sự sống và cái chết sẽ giúp mình nhìn nhận rõ ràng hơn về tự thân và môi trường từ đó sự tôn trọng và trách nhiệm cũng được thiết thực hơn cả chiều sâu và rộng.
* Sự sống là một chuỗi dài của sự tiếp nối và biểu hiện bằng nhiều trạng thái dù vô hình hay hữu hình, dù vô hồn hay có tri giác. Biên giới giữa tâm và vật sẽ không còn. Những quan niệm hạn hẹp về ngã, người (nhân), chúng sanh, thọ mạng cũng không còn.
* Thay vì chỉ tìm cách chống và dệt virus  thì chú trọng đến sự tập luyện hàng ngày để bảo tồn và tăng sức đề kháng của cơ thể.
* Con người không thể đua lại với thiên nhiên hay đua lại với những biến thể vậy thì hãy thực hiện hai bên cùng thắng lợi trong trường hợp cần thiết để mỗi bên đều được cái "thiện ý" của mình mà giảm thiểu tổn hại nhất.
* Khoa học có phát triền đến đâu cũng không tạo ra được sự sống, chỉ tạo ra tế bào, ra protein, ra thịt bò nhưng không thể tạo ra con bò sống, vì đó là "quyền năng" của Thượng đế của Đạo của Tự nhiên của Vũ trụ vậy.
* Nếu sự sống là bí mật thì hạnh phúc cũng là bí mật, thì tại sao lại không chấp nhận cái không biết!
* Bản chất sự sống là vô ngã, có hành động, có tạo nghiệp, có tương tác phản ứng nhưng không có "ông chủ" bất biến, điều khiển. Sự sống vô ngã thì luân hồi, tái sinh, nghiệp báo cũng là vô ngã.
*Mỗi chủ từ đồng thời là động từ, và động từ ấy là “lý do tồn tại” của chủ từ ấy. không cần phải có một chủ từ nằm ngoài động từ, không cần có một tác giả nằm ngoài tác nghiệp. Như động từ mưa là đầy đủ nhất cho chủ thể mưa. Ta có thể nói “mưa mưa” cho đủ chủ từ và động từ, thật ra thì chỉ cần nói mưa, gió, sông, hoa... là đủ. (trích Trái Tim Mặt Trời - Thích Nhất Hạnh)

Nhận xét

  1. Phần suy nghiệm khá thú vị! Sống là sống đối với ai, và chết là chết đối với ai. Chúng ta xoay vần với những khái niệm, quy ước tương đối do chính chúng ta đặt ra. Còn thực tại vi diệu hơn những gì chúng ta nghĩ! Cảm ơn add!

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét